Công Dụng Rễ Nhàu Trong Y Học Cổ Truyền Mà Ít Ai Biết Đến
Công dụng rễ nhàu trong y học cổ truyền được biết đến vì là vị thuốc có thể sử dụng để chữa bệnh huyết áp cao, mụn nhọt, đau lưng, bệnh xương khớp,… Và để tìm hiểu hơn về những thông tin trên hãy cùng Hương Thanh Noni tham khảo qua bài viết sau nhé!
Tìm hiểu về cây nhàu
Đặc điểm cây nhàu
Cây nhàu có tên khoa học là Morinda citrifolia L, thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Chiều cao của cây chừng 6 đến 8m, thân nhẵn có màu lục hoặc nâu nhạt. Lá mọc đối xứng nhau hình bầu dục hoặc hình trứng, nhọn ở đầu; mặt trên của lá xanh lục bóng, mặt dưới nhạt.
Hoa của cây mọc thành cụm, hoa mọc ở kẽ lá hoặc đối diện với lá thành đầu tròn,cánh hoa dài 2 – 4cm có màu trắng sau vàng nhạt.
Quả của cây nhàu có hình trứng, da xù xì khi còn non có màu xanh nhạt, khi quả chín có màu trắng hoặc màu hồng, mùi nồng cay. Ruột của quả có một lớp cơm mềm ăn được, chính giữa có một nhân cứng
Thành phần hóa học có trong trái nhàu
Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học thì vỏ rễ nhàu có chứa moridone, chủ yếu dưới dạng glucosid là moridine, C28H30O15.
Ngoài ra thì quả chứa ít tinh dầu, trong đó có acid hexanoic, acid octanoic, một ít parafin và các ester của các alcol ethylic và methylic.
Vào năm 1982, tác giả Đàm Trung Bảo (Đại học Dược Hà Nội) cho biết trong Nhàu có nhiều selenium.
>>> Xem thêm: Rượu rễ nhàu tốt cho xương khớp
Công dụng của rễ nhàu trong y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền Việt Nam cây nhàu có nhiều tác dụng:
- Rễ nhàu có vị chát, tính bình, vào kinh thận và đại tràng. Rễ có tác dụng nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, hạ huyết áp và làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm.
- Lá nhàu có tác dụng điều kinh, tăng lực và làm dịu, hạ sốt
- Quả nhàu có tính lợi tiểu và nhuận tràng.
Công dụng của rễ nhàu trong y học hiện đại
Qua nghiên cứu trên động vật, rễ nhàu có các tác dụng: hạ huyết áp, làm dịu thần kinh hệ thần kinh giao cảm, nhuận tràng và lợi tiểu nhẹ.
Ngoài ra, rễ nhàu còn có độc tính không đáng kể và không gây nghiện. Khi cắt nhỏ rễ nhàu, nó có thể được sử dụng để điều trị đau lưng, đau tay và chân. Rễ nhàu được biết đến nhiều nhất để điều trị huyết áp cao hoặc uốn ván.
Ngoài đặc tính chữa bệnh, rễ nhàu còn được dùng để nhuộm đỏ vải và lụa.
Lá nhàu được giã nát và dùng đắp ngoài để nhanh chóng làm lành vết thương, vết loét trên da non. Nước ép lá cũng có hiệu quả trong việc điều trị các cơn đau do viêm khớp. Lá nhàu còn được dùng làm rau nấu canh lươn ăn hoặc uống chữa cảm mạo, lỵ, tiêu chảy.
Quả nhàu có nhiều công dụng như sau:
- Nước vỏ nấu chín dùng để bồi bổ cho phụ nữ sau sinh.
- Quả nướng chín có thể chữa ho, cảm mạo, kiết lỵ, có lợi cho bệnh nhân đái tháo đường, phù thũng.
- Uống với muối, dễ tiêu.
- Ngoài ra, quả dùng làm thuốc điều kinh, cầm máu, bạch cầu.
Bài thuốc chữa bệnh từ rễ nhàu
* Hỗ trợ điều trị nhức đầu kinh niên, đau nửa đầu
Cần chuẩn bị 24g rễ nhàu, muồng trâu 12g, cối xay 12g, rau má 12g, củ gấu (sao, tẩm đồng tiện) 8g
Ta cần thực hiện như sau: cho tất cả các nguyên liệu và đổ 500ml nước vào ấm sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong một ngày, uống lúc thuốc còn nóng.
* Chữa chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh, huyết áp cao
Cần chuẩn bị 24g rễ nhàu, 12g thảo quyết minh (sao thơm), 8g rau má, 8g thổ phục linh, 6g vỏ bưởi, 3 lát gừng tươi
Ta cần thực hiện như sau: cho tất cả các nguyên liệu và đổ 500ml nước vào ấm sắc còn 250ml. Ta chia làm 2 lần uống trong một ngày, uống lúc thuốc còn nóng để sử dụng rễ nhàu đạt hiệu quả tốt nhất.
* Bài thuốc trị tan máu bầm do chấn thương
Cần chuẩn bị 12g trái nhàu non. Tiếp theo đó, ta đem trái nhàu sắc với nước để uống chia làm 3 lần/ngày, dùng trước bữa ăn.
Bên cạnh đó bạn có thể dùng 10g rễ mía dò, 10g củ tầm sét, đem phơi khô, sắc uống 3 lần/ngày, uống trước bữa ăn. Bạn nên uống 5 đến 10 thang cho tới khi hết các triệu chứng
* Hỗ trợ chữa đau lưng do thận yếu, phong hàn thấp
Cần chuẩn bị 12g rễ nhàu, 8g bù ngót, 8g cối xay, 8g dây dù, 8g ngó bần, 8g đậu săn, 8g tầm gửi cây dâu, 8g rễ ngà voi, 12g ngũ trảo
Ta cần thực hiện như sau: cho tất cả các nguyên liệu và đổ 500ml nước vào ấm sắc còn 250ml. Ta chia làm 2 lần uống trong một ngày, uống lúc thuốc còn nóng để sử dụng rễ nhàu tốt nhất.
* Chữa nhức mỏi, tê bì tay chân do phong thấp
Cần chuẩn bị 40g rễ nhàu, 20g nghệ xanh, 20g nghệ vàng, 10g trái ô-môi, 20g thiên niên kiện 20g, 20g vỏ quýt, 20g quế chi, 30g đỗ trọng, 40g vòi voi, 20g chùm gửi cây dâu, 2lit rượu nếp, 500g đường cát trắng
Ta cần thực hiện như sau: Đem ngâm tất cả thuốc vào 2 lít rượu nếp trong 7 ngày, rồi đem lọc kỹ bỏ xác. Phần rượu đã lọc đem pha với 1 lít nước đường.
Uống Mỗi Ngày 2 lần mỗi lần khoảng 30ml đến 40ml. Sau một thời gian uống thuốc cơ thể sẽ không còn nhức mỏi và hoạt động bình thường
Toa thuốc này có các thành phần như quế chi, vỏ quýt, thiên niên kiện có tính nhiệt nên những người thể tạng nhiệt, hay táo bón, áp huyết cao hoặc đang có các chứng viêm nhiễm không nên dùng)
* Trị rối loạn kinh nguyệt
Cần chuẩn bị 20g quả nhàu 20g ích mẫu, 12g hương phụ tẩm giấm sao, 6g cam thảo dây.
Ta cần thực hiện như sau: bạn cần đem rửa sạch các dược liệu trên, sắc thuốc uống, mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần. Uống thuốc cho tới khi khỏi bệnh thì dừng lại.
Tìm hiểu công dụng của trái nhàu
Các chất có trong rễ, vỏ và trái nhàu là: prosertonin, polysaccharides, anthraquinone, coumarin, sterol, danshensu, alkaloids, rutin…
Ngoài ra, trái nhàu còn chứa nhiều tinh bột, chất xơ, vitamin A, B1, B6 và một số khoáng chất như canxi, kali, natri, selen, sắt, …
Củ nhàu có vị cay, tính vừa và trái nhàu có vị cay, cay, tính mát. Rễ nhàu có màu vàng sẫm và cây nhàu có màu vàng nhạt. Vai trò của cây nhàu được xem xét theo đông y và y học hiện đại.
Theo Đông y, tác dụng của cây nhàu:
- Lá nhàu giúp trị mụn nhọt, bồi bổ, chữa kiết lỵ
- Trái nhàu có chức năng nhuận tràng, giảm ho, lợi tiểu, thúc đẩy tuần hoàn máu, điều kinh, thúc đẩy tiêu hóa nên được dùng để chữa táo bón, hạ sốt, trị ho, hen suyễn, tiểu tiện không thông …;
- Rễ nhàu có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, điều hòa kinh nguyệt, điều hòa khí huyết, thư giãn ruột, chữa cao huyết áp, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh, dùng để nhuộm vải.
Cây nhàu đã được khẳng định trong nhiều bài thuốc cổ truyền. Nó được sử dụng để điều trị các bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, ung thư và tăng huyết áp. Cần kết hợp các loại thảo mộc tự nhiên với các phương pháp điều trị hiện đại để đạt được kết quả tốt nhất có thể.
Qua bài viết trên của Hương Thanh Noni đã giúp chúng ta hiểu được Công dụng rễ nhàu trong y học cổ truyền. Nếu như bạn có những thắc mắc gì thì hãy liên hệ, chúng tôi luôn sẵn lòng phục vụ bạn.