5 Tác Dụng Phụ Của Trái Nhàu Mà Bạn Cần Biết Để Sử Dụng Đúng Cách
Tác dụng phụ của trái nhàu là gì và làm thế nào để dùng trái nhàu đúng cách là thắc mắc của nhiều người khi lựa chọn quả nhàu làm thuốc chữa bệnh. Bên cạnh việc nước cốt trái nhàu ngâm đường chữa bệnh huyết áp, nhức xương khớp, ung thư, hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe thì nó sẽ gây hại cho cơ thể nếu sử dụng sai cách. Hãy cùng Hương Thanh Noni tìm hiểu về những tác hại của trái nhàu và cách khắc phục nhé!
Tác dụng phụ của trái nhàu
Như đã biết, bất kỳ vị thuốc nào dù là Đông y hay Tây y nếu chúng ta sử dụng sai cách đều sẽ gây ra những tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Và trái nhàu cũng thế, dù được biết đến là một vị thuốc cực kỳ tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng sai cách nó sẽ gây hại cho cơ thể của bạn.
Tác hại của trái nhàu nếu dùng sai cách cụ thể như sau:
- Do quả nhàu tươi có tác dụng hỗ trợ thông kinh, hoạt huyết nên chị em đang mang thai không nên sử dụng vì nó có thể gây hại cho thai nhi.
- Một tác dụng phụ của trái nhàu của trái nhàu đó là làm giảm huyết áp nên với những người có huyết áp thấp mà sử dụng thì cực kỳ nguy hiểm. Nếu muốn sử dụng, bạn cần phải tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.
- Trái nhàu có chứa các hợp chất sẽ làm giảm tác dụng của thuốc đông máu, đặc biệt là nước ép nhàu.
- Trái nhàu thường có vị chua nên những người bị bệnh về dạ dày không nên sử dụng trước bữa ăn, hoặc khi đang đói.
- Theo nghiên cứu, thành phần hàm lượng chất Kali trong loại quả này khá lớn nên không thích hợp dùng cho những bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến thận hoặc những người đang có lượng Kali trong người cao.
Cách sử dụng quả nhàu chuẩn khoa học
Dù quả nhàu sẽ mang lại những tác hại đối với cơ thể khi không được dùng đúng cách, tuy nhiên nếu dùng đúng cách thì đây quả thật là một loại thuốc thiên nhiên vô cùng tuyệt vời. Cách sử dụng trái nhàu tươi chuẩn khoa học là:
Cách sử dụng trái nhàu tươi
Quả nhàu tươi có thể có nhiều cách chế biến đơn giản như:
- Dùng nhàu tươi chấm muối ăn trực tiếp;
- Làm nước ép nhàu tươi trị táo bón;
- Dùng nhàu tươi mang đi nướng chín để trị ho hen, viêm phế quản;
- Sử dụng nhàu tươi ngâm cùng với đường;
- Ngâm nhàu tươi với mật ong;
- Ngâm nhàu tươi với rượu;
- Làm trà từ trái nhàu khô bằng cách phơi khô nhàu.
Đối tượng sử dụng
Theo nhiều chuyên gia nhận định, nhàu là một vị thuốc cực tốt và an toàn cho sức khỏe, nhất là đối với các bệnh:
- Những người mắc bệnh dạ dày, tiêu hóa kém;
- Người thường xuyên bị đau nhức xương khớp, bị nhiều cơn đau kéo dài;
- Người bệnh ung thư đang chữa trị, bệnh tiểu đường;
- Người có mong muốn giảm cân;
- Bệnh nhân khó ngủ, thường xuyên không có giấc ngủ trọn vẹn;
- Bệnh nhân huyết áp cao;
Và rất nhiều chứng bệnh khác nhau, quả nhàu là vị thuốc phù hợp với tất cả mọi người, ngay cả những người khỏe có mong muốn đẹp và khỏe hơn. Sau khi đã tìm hiểu về tác dụng phụ của trái nhàu thì chúng ta cùng đến với tác dụng của quả nhàu, hãy cùng Hương Thanh Noni tìm hiểu ở phần tiếp sau đây.
Tác dụng của quả nhàu khô
Trái nhàu làm đẹp
Dùng trái nhàu thường xuyên sẽ giúp tình trạng da của chị em trở nên sáng mịn hơn, có tính đàn hồi tốt hơn. Bên cạnh đó, nhàu còn có tác dụng ngăn ngừa dị ứng, chống oxy hóa, chống viêm, chống trầm cảm và rối loạn ở giai đoạn mãn kinh, điều hòa kinh nguyệt.
Trái nhàu ngâm đường uống có tác dụng gì
Tác dụng của trái nhàu ngâm đường giúp làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp cho thần kinh êm dịu, tăng khả năng tỉnh táo và tập trung, phòng ngừa nhiều bệnh và giúp tăng cường sức đề kháng. Chất lượng của giấc ngủ sẽ trở nên cao hơn, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng.
Ngoài ra nhàu ngâm đường còn được còn có khả năng phát huy tác dụng trong quá trình giúp điều trị những chứng bệnh liên quan đến hệ thần kinh và rối loạn tiền đình.
>>> Bài viết liên quan: TRÀ NHÀU NONI TEA TÚI LỌC 20 GÓI 2G | Hương Thanh Noni
Tác dụng của quả nhàu ngâm rượu
Nhàu tươi mang đi ngâm rượu là phương pháp sử dụng được rất nhiều người lựa chọn. Rượu nhàu dùng để làm thuốc uống hàng ngày hoặc dùng để xoa bóp cơ khớp mỗi khi bị đau rất hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng cây nhàu trị bệnh
Những bệnh nhân đang sử dụng quả nhàu với mục đích trị bệnh thì nên kiêng, không dùng các sản phẩm có chất kích thích, trà, cà phê, rượu.
Với những người đang mắc bệnh ung thư, tiểu đường, cao huyết áp, bệnh liên quan đến đường huyết…trong cơ thể thì nên phối hợp với nhiều phương pháp điều trị khác. Cùng với đó là những phương pháp điều trị chuyên sâu để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Liều lượng trái nhàu cách dùng nên uống nước hoặc sử dụng mỗi ngày được các chuyên gia khuyến cáo như sau:
- Sử dụng 30ml/ngày đối với những người trẻ;
- 180ml – 240ml/ngày trong ngày đầu tiên với những người vừa phẫu thuật hoặc đang bị chấn thương. Những ngày sau đó, nên dùng với liều lượng là 90 – 120 ml/ngày;
- 60ml/ngày là liều lượng được khuyên dùng đối với người cao tuổi, nên chia thành 2 lần uống sáng và tối mỗi ngày;
- 160ml/ngày đối với những người cần dùng nước ép trái nhàu để chữa bệnh, đây chỉ là liều lượng trong tháng đầu, sau đó nên điều chỉnh gia giảm cho phù hợp với tình trạng thực tế của cơ thể;
- Sử dụng 180 – 240ml/ngày đối với người bị bệnh ung thư làm giảm và ngăn chặn sự phát triển và của các tế bào ung thư, tiểu đường;
- 480 – 600ml/ngày đối với những người mắc bệnh đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Công dụng và giá trị dinh dưỡng mà cây nhàu mang đến cho con người đã được khẳng định qua nhiều bài thuốc đông y, những bài thuốc dân gian lưu truyền từ lâu đời. Tuy nhiên, cần phải lưu ý sử dụng đúng cách để tránh được các tác dụng phụ của trái nhàu. Hương Thanh Noni mong rằng bạn đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích, liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất bạn nhé!