Sức khoẻ là vàng
Cây nhàu rừng, nhàu núi còn gọi là cây ngao (Morinda citrifolia L.). Bộ phận để làm thuốc là vỏ cây, rễ, lá, quả. Rễ nhàu chữa tăng huyết áp, nhức mỏi chân tay; Lá nhàu (tươi) dùng ngoài giã nhuyễn đắp làm lành vết thương, giảm đau khớp; Quả nhàu chín ăn giúp tiêu hóa tốt, điều kinh, hạ áp; Quả già nướng chín chữa ho, tiêu chảy, bệnh tiểu đường… Đông y sử dụng rễ nhàu hoặc thân cây nhàu thái mỏng, phơi khô hoặc sấy khô làm thuốc dùng dần. Rễ nhàu thái (bào) ra có màu vàng sậm như màu nghệ, cây nhàu bào ra có màu vàng nhạt… Dược liệu có vị chát, tính bình, quy vào kinh thận, đại tràng với công năng trừ phong thấp, nhuận tràng, bình can, giáng nghịch, dùng trị đau nhức xương khớp, trị tăng huyết áp, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh sức khỏe yếu, mệt mỏi, tăng cường miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Theo nghiên cứu của Y học hiện đại, dịch quả nhàu chứa chất damnacanthal có tác dụng ức chế nhiều loại tế bào ung thư do làm giảm lượng máu tới khối u, dịch chiết quả nhàu làm giảm sự tiết dịch của niêm mạc dạ dày, tá tràng, rất tốt cho trường hợp viêm dạ dày thể đa toan hoặc trường hợp trào ngược dịch dạ dày, cao lỏng rễ nhàu có tác dụng giảm đau, chống viêm, tác dụng hạ đường huyết…
1. Hạ huyết áp
Một nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu vệ sinh quốc gia Nhật Bản đã tìm hiểu về công dụng của rễ nhàu và nhận thấy tinh chất rễ nhàu có dụng hạ huyết áp kéo dài. nhàu phơi khô hay dùng tươi đều là vị thuốc chữa các bệnh cao huyết áp, nhuận tràng, băng huyết, nhức mỏi, đau lưng, tiểu đường, mụn nhọt. Rễ cây nhàu xắt nhỏ, phơi khô, nấu nước uống hàng ngày (30g đến 40g) thay nước trà trong vài tháng liền sẽ chữa được bệnh cao huyết áp; nếu đem ngâm rượu, sau một vài tháng lấy ra mỗi ngày uống một vài ly. Ngoài ra, các hoạt chất trong rễ nhàu còn có khả năng chống oxy hóa tế bào, ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Đồng thời có tác dụng làm giãn mạch ngoại biên, giúp tăng lưu lượng máu nhờ đó góp phần làm hạ huyết áp.
2. Giảm đau
Theo nhiều tài liệu y học, công dụng của quả nhàu ngâm rượu là giúp chữa những cơn đau trong cơ thể như đau lưng, cổ, đau cơ, thần kinh và những cơn đau như căng thẳng, đau nửa đầu.
Tăng cường hệ miễn dịch
Trái nhàu có khả năng kích thích việc sản xuất những tế bào T – tế bào đóng vai trò chủ chốt trong việc chống lại bệnh tật. Giúp đại thực bào và tế bào bạch huyết hoạt động mạnh. Tế bào này có thể tấn công nhiều loại vi khuẩn, kiềm chế khả năng tiền ung thư và sự phát triển của khối ung thư bằng cách cho phép những tế bào khác thường hoạt động bình thường trở lại.
3. Chống viêm
Chống viêm được xem là một trong những công dụng của nhàu dành cho sức khỏe. Bởi nó có tác dụng trong việc chữa các bệnh liên quan đến cơ và khớp như bệnh viêm khớp, hội chứng nhức xương cổ tay. Giảm đau và giảm sưng vết thương với triệu chứng như vết thâm tím, căng da và bỏng. Có hiệu quả trong việc chữa trị vết loét, ngừa phát ban.
4. Cải thiện hệ tiêu hóa
Vị chua của trái nhàu khi ép sẽ làm tăng sự co bóp cơ trơn ở trong ruột. Những ai bị táo bón, thay vì uống thuốc nhuận tràng thì bạn có thể uống 2 muỗng nước cốt trái nhàu để làm tăng sự co bóp của ruột, từ đó giúp việc đẩy phân ra ngoài được dễ dàng hơn.