Thân Cây Nhàu Có Tác Dụng Gì? Vị Thuốc Quý Trị Nhiều Loại Bệnh
Chắc hẳn các bạn sẽ không còn xa lạ gì với cây nhàu (Noni). Đây là một loại cây được xem như dược liệu quý hiếm dùng làm các bài thuốc để chữa trị nhiều bệnh như: đau lưng, đau nhức xương khớp, chữa bệnh huyết áp, bệnh gout,…
Để tìm hiểu sâu hơn về các bài thuốc làm từ Noni cũng như biết được thân cây nhàu có tác dụng gì thì hãy cùng Hương Thanh Noni tham khảo qua bài viết bên dưới ngay nhé!
Đặc điểm cây nhàu
Hình dạng cây và trái nhàu
Nhàu còn có nhiều tên gọi khác như Noni, Cây Ngao, Nhàu rừng, Nhàu núi.
Nhàu là một loại cây thân gỗ, cao trung bình từ 6-8m. Thân cây nhẵn, phân thành nhiều cành lớn. Lá mọc đối xứng hai bên, phiến lá hình bầu dục đầu nhọn, phiến lá rộng 5-7 cm, dài 12-15 cm.
Hoa mọc trên cuống lá hoặc ngọn cành và có màu trắng. Quả hình trứng, bên ngoài xù xì, lúc non có màu xanh lục, khi chín có màu trắng hồng, dài khoảng 5-7 cm. Nhân quả cứng bên trong, thịt mềm, trắng và thơm. Nhàu ra hoa vào tháng 1-2 và kết trái vào tháng 7-8.
Phân bố
Noni có nguồn gốc từ Tây Ấn, Đông Nam Á và Đông Polynesia. Tại Việt Nam ta, loại cây này mọc nhiều ở các tỉnh miền Trung và miền Nam như Quảng Bình, Quảng Trị, An Giang,…
Quá trình thu hái và sơ chế
Thu hái rễ, vỏ và lá quanh năm, còn trái thì thu hoạch theo mùa. Hầu hết các bộ phận của nhàu được sử dụng thô, và rễ được phơi hoặc sấy khô để sử dụng dần cho sau này.
Mùi vị trái nhàu
Trái nhàu có vị hơi hăng, nồng và có tính mát. Rễ dược liệu thì có vị cay nồng, chát.
Những chất có trong cây nhàu
Rễ, vỏ và quả noni chứa nhiều thành phần hóa học như sterol, anthraquinon, coumarin, alkaloid, proxeronine, polysaccharide, … Bên cạnh đó, noni còn chứa nhiều các chất xơ, tinh bột, vitamin C, vitamin A, B1, B6, B12 và còn có các chất khoáng như như kali, natri, sắt và canxi.
>>> Xem thêm: 6+ Công Dụng Tuyệt Vời Từ Xà Phòng Nhàu (Noni Soap)
Cây nhàu có tác dụng gì?
Theo Đông y
- Chữa mụn nhọt, làm thuốc bổ âm, chữa kiết lỵ.
- Trái nhàu có công dụng nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa, làm sạch đờm và giảm ho
- Rễ cây thuốc giúp giảm đau nhức xương khớp, chỉ thống, hoạt huyết.
Ngoài ra, loại thảo mộc này cũng được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như một loại thuốc nhuộm màu đỏ cho quần áo.
Theo dược lý hiện đại
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Theo các nghiên cứu từ Đại học Y khoa Illinois, Rockford, Hoa Kỳ, uống nước ép thảo mộc Noni làm giảm LDL – cholesterol, tăng HDL cholesterol, điều hòa huyết áp ở mức ổn định và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
- Giảm các triệu chứng đau xương khớp, bệnh gout: Sử dụng nước ép trái nhàu có thể giúp giảm đau và viêm ở người viêm khớp và người bị bệnh gout.
- Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường: các bằng chứng khoa học chứng minh hiệu quả của nước ép trái nhàu trong việc giảm lượng glycosylated hemoglobin, chất béo trung tính trong huyết thanh và cholesterol trong cơ thể. Đồng thời, nó làm tăng độ nhạy insulin và kích thích sự hấp thụ glucose.
- Phòng chống ung thư: Chứa chất chống oxy hóa giúp tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Đồng thời, nó ức chế các tế bào ác tính, do đó làm giảm lưu lượng máu và ngăn chặn sự phát triển của khối u.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch: Các polysaccharides trong trái nhàu giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Loại quả này đã được khoa học chứng minh là chứa nhiều polysaccharide, gấp 40 lần so với dứa. Đây cũng là một loại thần dược có tác dụng làm đẹp da, ngừa mụn nhọt, cảm lạnh rất hữu hiệu.
Thân cây nhàu có tác dụng gì?
Chữa trị mụn nhọt ngoài da
Cần chuẩn bị lá nhàu tươi. Sau đó, rửa sạch, để ráo, giã nát đắp vào mụn nhọt. Làm như vậy cho đến khi mụn nhọt vỡ ra và da lành lại.
Chữa đau lưng, đau nhức xương khớp
Chuẩn bị một lượng vừa đủ quả nhàu non. Sau khi thái thành từng lát mỏng phơi khô thì ngâm với 2 lít rượu 30 đến 40 độ cho 300g nhàu khô. Ngâm trong vòng 2 tuần và mỗi lần dùng 30 – 40ml uống 2 lần/ ngày.
Chữa cao huyết áp
Chuẩn bị rễ nhàu với một lượng 30 – 40g sắc với nhiều nước để uống thay trà. Nếu bị cao huyết áp uống liên tục trong 14 ngày, huyết áp sẽ giảm xuống đáng kể. Sau đó nên giảm liều lượng xuống và duy trì trong 2 đến 3 tháng.
Trị kiết lỵ
Trái nhàu tươi bạn thực hiện nướng chín và dùng ngay sau đó sẽ rất hiệu quả khi bị kiết lỵ, táo bón.
Chữa bệnh gout
Dùng 100g trái Noni thái lát, sao vàng rồi để nguội. Sau đó cho vào bình thủy tinh để ngâm với 1 lít rượu trắng. Sau 10 ngày dùng rượu xoa bóp lên các khớp bị sưng tấy có thể cải thiện cơn đau khi ngâm với thời gian đủ lâu.
Bài thuốc hữu hiệu trị chứng đau lưng do thận hư thận yếu
Cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Rau ngót
- Rễ ngà voi
- Tầm gửi cây dâu (tang ký sinh)
- Đậu Hà Lan
- Dây gùi và ngó bần mỗi vị 8g
- 12g đinh lăng
- 12g rễ nhàu.
Thực hiện sắc thuốc trên lửa nhỏ với 500ml nước cho đến khi còn 250ml. Mỗi lần dùng 125ml, ngày 2 lần. Uống khi còn nóng.
Chữa đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh
Chuẩn bị 12g dược liệu Thảo quyết minh, 3 lát gừng, 24g rễ nhàu, 6g vỏ bưởi, 8g thổ phục linh, 8g rau má.
Cho các nguyên liệu vào ấm đổ 500ml nước vào sắc đặc đến khi cạn còn 250ml. Ngày uống 125ml, ngày 2 lần và uống khi thuốc còn nóng.
Bài thuốc giúp chữa nấm da
Dùng 3-4 trái nhàu tươi để cắt thành từng lát mỏng, sau đó nhẹ nhàng chà xát vùng da bị nấm cần điều trị. Làm 4 – 5 lần mỗi ngày cho đến khi lành hẳn.
Trái nhàu có tác dụng gì?
Trái nhàu hiện được dùng để chữa các bệnh như:
- Băng huyết ở phụ nữ
- Hen suyễn, viêm phế quản, cảm lạnh
- Bệnh tiểu đường
- Đau mỏi xương khớp
- Huyết áp cao
Ngoài ra, quả nhàu rừng còn được dùng làm thuốc bổ máu cho phụ nữ sau khi sinh nở.
Cách sử dụng trái nhàu tươi?
Trái nhàu tươi có thể sử dụng được đa dạng, có thể ăn trực tiếp chấm muối hoặc bạn cũng có thể làm nước ép trái nhàu tươi theo các bước sau:
- Bước 1: Cắt quả nhàu theo chiều ngang thành từng lát rồi cho vào máy xay, xay nhuyễn.
- Bước 2: Đổ hỗn hợp trái nhàu vừa xay lên một miếng vải mỏng rồi dùng tay vắt kiệt nước.
- Bước 3: Thêm một vài thìa mật ong (hoặc đường) là có thể thưởng thức ngay rồi.
Đối tượng nên sử dụng cây nhàu
- Người bị bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp
- Người mỡ máu cao
- Bệnh nhân mắc bệnh gout
- Người bị hen suyễn, viêm phế quản.
- Đối tượng mắc bệnh xương khớp mãn tính
Những lưu ý khi sử dụng thân cây nhàu để chữa bệnh
- Thân cây nhàu hoặc trái nhàu tươi và nước ép trái nhàu không độc nên bệnh nhân có thể sử dụng với lượng lớn. Uống nước từ trái nhàu thường xuyên sẽ kích thích cơ thể tiết ra endorphin. Endorphins là hormone giúp não bộ thư giãn, tạo cảm xúc tích cực, giảm căng thẳng và điều hòa huyết áp ổn định.
- Khi sử dụng với lượng lớn, nước trà từ thân nhàu cũng có thể giúp cai nghiện ma túy, rượu và thuốc lá, tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia để được hướng dẫn cụ thể.
- Hiện chưa có thông tin nào liên quan đến tác dụng phụ khi sử dụng liều cao từ cây nhàu, trái nhàu và nước ép trái nhàu. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên sử dụng với liều lượng sau:
- Người trẻ và cơ thể khỏe mạnh: Dùng 30ml/ ngày theo hướng dẫn.
- Sau phẫu thuật hoặc bị thương: Ngày đầu dùng 180-240ml/ ngày, sau đó duy trì với liều 90-120ml/ ngày.
- Bồi bổ sức khỏe cho người cao tuổi: Mỗi ngày uống 60ml, chia làm hai lần sáng và tối.
- Nếu sử dụng nước ép trái nhàu để điều trị: dùng 160ml mỗi ngày trong tháng đầu tiên và bạn có thể tùy chỉnh liều lượng cho phù hợp.
- Tiểu đường, ung thư: Vui lòng sử dụng 180-240ml một ngày theo hướng dẫn.
- Người bệnh nguy hiểm đến tính mạng: dùng 480 – 600ml / ngày.
- Không dùng thân cây nhàu cho người huyết áp thấp. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc hạ huyết áp.
- Phụ nữ có thai không nên dùng vì nó làm tăng tuần hoàn máu.
- Thận trọng khi sử dụng nước từ thân cây nhàu hoặc các loại thảo mộc cho bệnh nhân viêm thận.
Bài viết trên của Hương Thanh Noni là toàn bộ những thông tin để giải đáp cho thắc mắc Thân cây nhàu có tác dụng gì?. Ngoài ra, chúng tôi hướng dẫn thêm các cách để sử dụng Noni chữa bệnh hiệu quả. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại mà để lại ngay bên dưới để được chúng tôi giải đáp một cách nhanh chóng nhé!